Giá nhà ở toàn cầu tiếp tục tăng, châu Á hạ nhiệt

Thị trường nhà ở toàn cầu ghi nhận mức tăng giá hai con số trong quí 2, thay vì chậm lại như nhiều người dự báo khi họ lo ngại về rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát. Tuy nhiên, dấu hiệu giá nhà hạ nhiệt bắt đầu xuất hiện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong quí 2, chỉ số giá nhà ở toàn cầu của hãng tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank (Anh), khảo sát giá nhà ở trung bình ở 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ giảm nhẹ so với mức tăng 10,9% được ghi nhận trong quí trước.

51/56 quốc gia và vùng lãnh thổ được theo dõi chứng kiến giá nhà tăng hàng năm, so với 49 quốc gia trong quí đầu tiên. “Chúng tôi dự kiến ​​tốc độ tăng sẽ chậm lại đáng kể trong quí 2 về cả hiệu suất tổng thể của chỉ số giá nhà ở toàn cầu lẫn số lượng quốc gia ghi nhận giá nhà tăng. Cả hai điều đó đã không xảy ra”, Kate Everett-Allen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu nhà ở dân cư quốc tế tại Knight Frank, cho biết trong báo cáo công bố hôm hôm 7-9.

Bà nói tiếp: “Có lẽ chúng tôi đã vội vàng về dự báo về những thay đổi theo chiều hướng ảm đạm (trên thị trường nhà ở toàn cầu) nhưng tăng trưởng sẽ xuất hiện vào quí tới”.

Lạm phát gia tăng và lãi suất cho vay thế chấp cao chắc chắn sẽ đặt ra một số thách thức cho thị trường nhà ở toàn cầu. Trên thực tế, sau khi tính đến lạm phát, giá nhà ở toàn cầu chỉ tăng 1,6% trong quí 2, so với mức tăng 6,2% trong quí 2- 2021.
Izmir, thành phố đông dân thứ ba của Thổ Nhĩ Kỳ, chứng kiến mức tăng giá hơn 150% trong quí 2 so với cùng kỳ năm ngoái, theo khảo sát của Knight Frank. Ảnh: Getty
Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu chỉ số với tốc độ tăng giá nhà ở hàng năm với mức tăng 161%, nhưng nhiều người có thể bị bỏ qua lạm phát ở nước này đang tăng gần 80%, mức cao nhất trong 24 năm qua, bà Everett-Allen nói.

Tại châu Âu, thị trường nhà ở của các nước thuộc khu vực Trung Âu và Đông Âu vẫn đang hoạt động mạnh mẽ bất chấp vị trí địa lý nằm gần Ukraine, nơi chiến sự đang diễn ra. Slovakia (tăng 26%), Cộng hòa Czech (24%), Estonia (21%), Hungary (20%), Latvia (17%) và Slovenia (17%) đều nằm trong danh sách 10 thị trường nhà ở có mức tăng giá lớn nhất toàn cầu trong quí 2.

Báo cáo của Knight Frank cho biết thị trường nhà ở Mỹ, đứng thứ 6 trong danh sách tăng giá với mức tăng 21% hàng năm, dự kiến sẽ tăng chậm lại, vì lãi suất các khoản vay thế chấp cao hơn đã dẫn đến doanh số bán nhà ở Mỹ trong tháng 7 giảm 26% so với mức đỉnh vào tháng 1.

Everett-Allen ghi nhận những người Mỹ giàu có đang đổ xô đến châu Âu để tìm mua ngôi nhà thứ hai của họ khi giá đồng euro giảm mạnh so với đô la Mỹ, giúp giá nhà ở khu vực này trở nên rẻ hơn.

Theo Knight Frank, lượng tìm kiếm bất động sản ở Pháp của những người mua Mỹ tăng 37% trong 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái. Everett-Allen, nói: “Các địa điểm nổi tiếng của châu Âu như Paris (Pháp), Venice và Tuscany (Ý) đang thu hút phần lớn sự quan tâm của người Mỹ và Mallorca (Tây Ban Nha), đảo Sardinia của
Ý và khu vực miền nam nước Pháp cũng vậy”.

Ở cấp độ thành thị, trong số 150 thành phố được theo dõi bởi chỉ số giá nhà ở của các thành phố toàn cầu do Knight Frank theo dõi, có 138 thành phố ghi nhận giá nhà tăng trong quí 2 và 66 thành phố ghi nhận mức tăng giá hai con số.

Istanbul, thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, đứng đầu danh sách với mức tăng giá nhà hàng năm là 184,9%, tiếp theo là thành phố thủ đô Ankara (165,4%) và thành phố đông dân thứ ba của nước này, Izmir (150,9%).

4 thành phố của Mỹ lọt vào danh sách 10 thành phố có mức tăng giá nhà ở mạnh nhất trên toàn cầu hàng đầu, gồm Miami xếp thứ 4 với mức tăng giá hàng năm là 34%; Dallas (30,8%), Phoenix (29,7%) và Atlanta (26,3%), lần lượt xếp thứ 6, 7 và 9.
Trong quí 2, chỉ có 7 trong số 56 thị trường nhà ở trên toàn cầu giảm giá so với quí trước, với 6 thị trường nằm ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương gồm New Zealand, Malaysia, Úc, Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc, Hồng Kông. Ảnh: Bloomberg
Tuy nhiên, giá nhà đang có dấu hiệu hạ nhiệt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo báo cáo của Knight Frank, trong quí 2, chỉ có 7/56 thị trường nhà ở trên toàn cầu giảm giá so với quí trước, với 6 thị trường nằm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

New Zealand, một trong những thị trường nhà ở nóng nhất thế giới trong thời kỳ đại dịch Covid-19, dẫn đầu với mức giảm 3%. Malaysia, Úc, Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Hàn Quốc cũng chứng kiến giá nhà giảm trong quí vừa qua.

Everett-Allen cho biết một đạo luật mới đặt ra các quy định cho vay có trách nhiệm cũng như 7 đợt tăng lãi suất ở New Zealand kể từ tháng 10-2021 đã làm thay đổi tâm lý người mua nhà từ trạng thái sợ bỏ lỡ cơ hội sang sợ mua giá cao quá mức.

Hai thành phố lớn nhất của New Zealand cũng tụt hạng mạnh trong chỉ số nhà ở của các thành phố toàn cầu của Knight Frank. TP. Wellington rơi xuống vị trí cuối cùng (150) với mức giảm giá 12,2% hàng năm trong quí 2, trong khi đó, TP. Auckland được xếp hạng 142 với mức giảm 1,9%.

Theo Mansion Global, Bloomberg, Stuff

Đọc bài viết gốc Tại đây

Bài Viết Liên Quan

Tiếp cận hàng triệu
khách hàng tiềm năng

Liên hệ với chúng tôi để được
tư vấn và hỗ trợ tốt nhất